Phim Truyện ma

Bài chi tiết: Danh sách phim ma

Cuối thập niên 1890, các sự kiện siêu nhiên và ma quái bắt đầu được đưa vào phim ảnh. Với sự ra đời của hình ảnh chuyển động và truyền hình, việc khắc họa bóng ma trên màn ảnh trở nên phổ biến, và trải dài trên nhiều thể loại. Tác phẩm của Shakespeare, Dickens và Wilde đều được dựng thành phim, cũng như chuyển thể của các nhà soạn kịch và tiểu thuyết gia khác. Một trong những phim ngắn nổi tiếng nhất là Haunted Castle (1896) của đạo diễn Georges Méliès. Đây cũng được coi là phim câm ngắn đầu tiên mô tả sự kiện ma quái và siêu nhiên.[39]

Năm 1926, Thorne Smith xuất bản tiểu thuyết Topper. Khi cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1937, nó đã khởi xướng thể loại phim mới và ảnh hưởng lan ra cả truyền hình.[40] Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mô tả đầy trìu mến về ma trong điện ảnh đã trở nên phổ biến hơn là kinh dị, chẳng hạn như phim The Ghost and Mrs. Muir (1947), sau này được chuyển thể thành phim truyền hình thành công vào năm 1968–70.[41] Những bộ phim kinh dị tâm lý chính thống trong thời kỳ nào bao gồm The Uninvited (1944) và Dead of Night (1945). Bộ phim Blithe Spirit dựa trên vở kịch của Noël Coward cũng được sản xuất trong thời kỳ này.[42] Năm 1963, tiểu thuyết The Haunting of Hill House được chuyển thể thành phim The Haunting.[41]

Thập niên 1970 là lúc khắc họa về ma trên màn ảnh được chia thành nhiều thể loại riêng của lãng mạn và kinh dị. Chủ đề phổ biến trong thể loại lãng mạn thời kỳ này là hồn ma đóng vai trò người dẫn đường hoặc sứ giả ôn hòa, thường là linh hồn chưa thể siêu thoát, chẳng hạn như Field of Dreams (1989), Ghost (1990), và phim hài Heart and Souls (1993).[43] Tác phẩm thuộc thể loại kinh dị bao gồm bộ phim The Fog (1980), và loạt phim A Nightmare on Elm Street trong thập niên 1980 và 1990, là những ví dụ đáng chú ý của xu hướng kết hợp truyện ma với bạo lực thể xác. Thập niên 1990 chứng kiến sự trở lại của hồn ma kiểu "goth" cổ điển, chúng là loại ma gây nhiều nguy hiểm về tâm lý hơn là thể xác.[41] Ví dụ về phim hài hước và bí ẩn thời kỳ nào bao gồm Ghostbusters (1984), The Sixth Sense (1999) và The Others.

Điện ảnh châu Á cũng sản xuất nhiều phim kinh dị về ma, chẳng hạn như Ring (1998) (làm lại ở Hoa Kỳ với tựa đề là The Ring vào năm 2002) và The Eye (2002) của anh em nhà Pang.[44] Phim ma Ấn Độ không chỉ phổ biến ở Ấn Độ mà còn ở Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Phim hài/kinh dị Manichitrathazhu là thành công về mặt thương mại, được lồng tiếng sang nhiều ngôn ngữ khác.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyện ma http://www.behindwoods.com/tamil-movie-articles/mo... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=sleepyholl... http://hyakumonogatari.com/what-are-kaidan/ http://www.sarudama.com/japanese_folklore/kaidan_m... http://westsidetoastmasters.com/article_reference/... http://pages.emerson.edu/organizations/fas/latent_... http://www.siu.edu/news/ghosts.html http://www.keveinbooksnreviews.in/2017/11/book-rev... http://www.japantimes.co.jp/culture/2014/08/06/sta... //doi.org/10.1002%2F9781118316771.ch24